Dự thảo thi vào cấp 3 – THPT 2017

Sau 2 năm đổi mới thi THPT, năm 2017 dự kiến lại có hàng loạt thay đổi mang tính “bước ngoặt”. Liệu thí sinh có kịp ứng phó với những điều “cực mới” ở kỳ thi vào năm sau không?

Đề thi vẫn chủ yếu ở chương trình lớp 12, thay đổi mang tính chất kế thừa và phát huy  nhằm không gây xáo trộn lớn đối với thí sinh, nhưng cách thức thi theo bài – đặc biệt sẽ có các bài thi bao gồm kiến thức liên môn – là điều khiến nhiều phụ huynh, thí sinh và cả giáo viên phổ thông lo lắng…

Phải học nhiều môn

Hình thức thi mới, theo nhóm môn thì, thí sinh phải học nhiều môn. GS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội – thể hiện sự ủng hộ hướng đổi mới trong dự thảo của Bộ GD-ĐT, nhưng ông vẫn e ngại về việc thay đổi mạnh ở cách thức ra đề thi, số lượng môn thi.

du-thao-thi-2017-1

Ông ủng hộ cách thức thi tích hợp kiến thức tuy nhiên ông cũng lo lắng nếu hình thức thi được chọn theo phương án 1 – nghĩa là tất cả thí sinh đều phải tham dự tất cả 5 bài thi, thí sinh sẽ gặp phải gánh nặng về kiến thức. Ông đề nghị: “Cần có lộ trình, cần có thời gian để giáo viên, học sinh THPT làm quen, thực hành nhiều hơn nữa”.

GS Thuyết cho rằng nếu áp dụng đề thi tích hợp liên môn thì không chỉ khó cho thí sinh ở thời điểm hiện tại, mà còn khó khăn cho cả công tác ra đề. Nhưng nếu bài thi khoa học xã hội và khoa học tự nhiên chỉ bao gồm các câu hỏi của các môn học khác nhau xếp cạnh nhau thì đơn giản hơn. Tuy nhiên, như vậy để vượt qua kỳ thi năm tới, thí sinh vẫn phải bắt buộc học nhiều môn học khác nhau, đây là điều sẽ có nhiều thí sinh lo lắng.

Cân nhắc hai phương án

Thực tế Bộ GD-ĐT đang cân nhắc hai phương án: hoặc yêu cầu học sinh THPT phải thi đủ năm bài thi mới đủ điều kiện xét tốt nghiệp THPT; hoặc thí sinh chỉ thi bốn bài gồm ba bài thi bắt buộc (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) và lựa chọn thêm một bài thi hoặc khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) hoặc khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).

Phương án thi thứ nhất trùng hợp với ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục mang tư tưởng đổi mới kỳ thi theo hướng “học môn nào thi môn đó”, thí sinh cần phải thi tất cả các môn đã học ở chương trình THPT và cách thức để giảm số buổi thi, giảm căng thẳng là xây dựng các bài thi tích hợp từ nhiều môn học.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản biện thể hiện sự băn khoăn về cách đổi mới có phần đột ngột và nghiêng về phương án thứ hai vì cho rằng như vậy thí sinh sẽ đỡ căng thẳng hơn, đồng thời phù hợp hơn với xu thế phân luồng, tăng cường học phân hóa ở bậc THPT.

Nhiều giáo viên có cùng quan điểm rằng thực tế không có nhiều thí sinh học đều tất cả các môn, mà thường học tốt các môn xã hội sẽ yếu hơn ở các môn tự nhiên và ngược lại. Vì thế nếu buộc phải làm cả bài thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cộng với các môn vẫn được xem như bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ thì sẽ quá nặng và không cần thiết. Một giáo viên tại Hà Nội khẳng định: “Việc xét tốt nghiệp THPT còn căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình học”.

Xem thêm các bài viết khác:

Dịch vụ làm bằng cấp 3 TPHCM

Dịch vụ làm bằng đại học hcm